Phân bò là loại phân vô cơ có tác dụng rất tốt cho cây trồng, để tăng chất dinh dưỡng cho loại phân này người ta thường trộn phân bò với trichoderma để làm tăng hiệu quả cho phân bò. Trong bài viết sau đây, Sen Agri Việt Nam sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin về hướng dẫn chi tiết cách ủ phân bò với trichoderma đúng kỹ thuật.
Trichoderma là gì?
Trichoderma là một loại nấm có khả năng phân hủy được các chất hữu cơ, đặc biệt là phân chuồng. Nấm Trichoderma mang lại nhiều lợi ích cho cây trồng, giúp tăng cường sức đề kháng, phòng trừ sâu bệnh có hại, tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng.
Vì sao nên ủ phân bò với trichoderma?
Lý do nên ủ phân bò với trichoderma là vì nó giúp cải thiện chất lượng phân bò, mang lại hiệu quả cao đối với việc phát triển của cây. Dưới đây là một số lợi ích khi ủ phân bò với trichoderma:
- Phân bò được ủ với trichoderma sẽ giúp phân bò nhanh chóng hoai mục, không có mùi hôi thối. Nấm trichoderma có khả năng phân hủy các chất hữu cơ tồn tại trong phân bò, giúp phân hoai mục nhanh chóng, giảm thiểu mùi hôi thối.
- Phân bón có hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt cho cây trồng. Nấm trichoderma có khả năng phân giải các chất dinh dưỡng trong phân bò thành các chất dinh dưỡng giúp cho cây trồng dễ hấp thụ hơn . Nhờ đó, giúp làm tăng hàm lượng dinh dưỡng trong đất, cải thiện cấu trúc đất, giúp đất tơi xốp, thoáng khí.
- Phân bón có khả năng phòng trừ sâu bệnh có hại, giúp cây trồng sinh trưởng khỏe mạnh. Nấm trichoderma có khả năng ký sinh, chống lại với nhiều loại nấm bệnh gây hại cho cây trồng, giúp tăng cường khả năng phòng trừ sâu bệnh hiệu quả.
Xem thêm: Hướng dẫn ủ phân bò với trichoderma hiệu quả
Cách ủ phân bò với trichoderma đúng kỹ thuật
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Phân bò: Nên chọn loại phân bò tươi, không lẫn tạp chất, không bị ôi thiu.
- Chất độn: Có thể sử dụng rơm rạ, trấu, mùn cưa,...
- Chế phẩm Trichoderma: Có thể mua ở các cửa hàng vật tư nông nghiệp.
Các bước ủ phân bò với trichoderma đúng kỹ thuật:
Bước 1: Trộn chất độn và chế phẩm Trichoderma
- Làm nhỏ các chất độn thành từng miếng nhỏ.
- Đối với rơm rạ tươi cần ủ trong khoảng thời gian từ 25 đến 30 ngày trước khi đưa vào phối trộn.
- Đối với rơm rạ khô chúng ta cần tưới ẩm trước khi ủ ít nhất trong vòng 12 giờ.
- Sau đó, bạn trộn đều chất độn và chế phẩm Trichoderma.
Bước 2: Xếp lớp phân chuồng và chất độn
- Chuẩn bị nơi ủ phân: Nơi ủ phân phải có diện tích đủ rộng, thoáng mát, tránh mưa nắng.
- Cách làm: Xếp một lớp phân bò dày khoảng 20 – 25 cm, sau đó rải một lớp chất độn dày khoảng 10 đến 15cm lên trên, tiếp tục xếp lớp phân bò và chất độn xen kẽ nhau cho đến khi hết nguyên liệu.
Bước 3: Che phủ và quan sát
- Sử dụng bạt hoặc nilon để che phủ kín đống ủ để giữ ẩm và nhiệt độ phù hợp cho quá trình ủ.
- Hàng ngày, bạn cần phải thường xuyên kiểm tra đống ủ để kịp thời xử lý nếu có vấn đề xảy ra.
Bước 4: Thu hoạch và sử dụng
- Thời gian ủ phân bò với trichoderma thường từ 25 đến 35 ngày.
- Khi đống phân đã hoai mục, bạn có thể thu hoạch và mang ra sử dụng.
Ủ phân bò với trichoderma là một phương pháp đơn giản, mang lại hiệu quả, giúp tận dụng nguồn phân chuồng một cách tối ưu, mang lại nhiều lợi ích cho cây trồng giúp cho quá trình phát triển của cây trở nên thuận lợi.
Những điều cần lưu ý khi ủ phân bò với trichoderma
Để quá trình ủ phân bò với trichoderma đạt được hiệu quả tốt, bạn cần lưu ý một số điều cần thiết như sau:
- Nên chú ý chọn loại phân bò tươi, không lẫn tạp chất, đảm bảo không bị ôi thiu. Bạn có thể dùng rơm rạ, trấu, mùn cưa... Đối với rơm rạ tươi cần ủ trong khoảng thời gian từ 25 đến 30 ngày trước khi đưa vào phối trộn. Đối với rơm rạ khô bạn nên tưới ẩm trước khi ủ ít nhất 12 giờ. Ngoài ra, nên chọn mua chế phẩm trichoderma chất lượng, uy tín, đảm bảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Tiến hành trộn đều chất độn và chế phẩm Trichoderma trước khi ủ. Xếp các lớp phân chuồng và chất độn xen kẽ nhau, đều nhau, mỗi lớp nên đảm bảo độ dày khoảng 20 đến 25 cm. Che phủ đống ủ kín để giữ ẩm và nhiệt độ và bạn nên đảo phân chuồng 2 – 3 lần trong suốt quá trình ủ.
- Hàng ngày, cần kiểm tra đống ủ để kịp thời xử lý nếu có vấn đề xảy ra như: độ ẩm đống ủ quá thấp hoặc quá cao. Nhiệt độ đống ủ quá cao hoặc quá thấp.Xuất hiện mùi hôi thối. Xuất hiện côn trùng, sâu bệnh.
- Tuân thủ những điều cần lưu ý trên sẽ giúp quá trình ủ phân bò với trichoderma diễn ra thành công, mang lại phân bón chất lượng cao, giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh.
Xem thêm: Các loại phân bò và báo giá phân bò hoai mục.
Bài viết trên, Sen Agri Việt Nam đã chia sẻ với bạn đọc về lý do vì sao nên ủ phân bò với trichoderma. Cùng với đó là hướng dẫn chi tiết cách ủ phân bò với trichoderma đúng kỹ thuật.