Hướng dẫn cách ủ rơm rạ, lá cây với trichoderma làm phân bón hữu cơ vô cùng đơn giản

Hướng dẫn cách ủ rơm rạ, lá cây với trichoderma làm phân bón hữu cơ vô cùng đơn giản

| |CẨM NANG NÔNG NGHIỆP

Trước kia con người thường ủ các nguyên liệu hữu cơ như rơm rạ, lá cây, phân gia súc, rác thải sinh hoạt,… làm phân bón hữu cơ. Quá trình này tốn nhiều thời gian, công sức đồng thời gây ô nhiễm môi trường cùng mùi hôi khó chịu. Ngày nay, khoa học kỹ thật ngày càng phát triển con người dần cải tiến, áp dụng các phương pháp tối ưu mang lại hiệu quả cao hơn. Trong bài viết này, SenAgri sẽ hướng dẫn cách ủ rơm rạ, lá cây với trichoderma làm phân bón hữu cơ vô cùng đơn giản nhé!

Phân bón hữu cơ là gì?

Phân bón hữu cơ được hiểu đơn giản là loại phân bón được làm từ các nguyên liệu hữu cơ như chất thải gia súc, gia cầm, tàn dư thân, lá cây, phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp, than bùn,..Phân bón hữu cơ giúp cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu, tơi xốp cho đất bằng việc cung cấp, bổ sung các chất mùn, chất hữu cơ, các loại vi sinh vật cho đất đai và cây trồng. Vì vậy phân hữu cơ luôn được ưu tiên sử dụng với các loại cây ngắn ngày hay lâu năm.

Xem thêm: Sản phẩm hữu cơ, có sẵn hàng số lượng lớn 

Lợi ích ủ rơm rạ, lá cây làm phân bón hữu cơ

Phương pháp ủ rơm rạ, lá cây làm phân bón hữu cơ đem lại nhiều lợi ích đối với cây trồng, cụ thể như sau:

- Tiêu thụ và tái chế các nguyên liệu hữu cơ thừa thãi, giúp giảm lượng rác sinh hoạt thải ra và giảm ô nhiễm môi trường.

- Tiết kiệm chi phí mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và giúp tăng hiệu quả kinh tế.

- Cung cấp chất dinh dưỡng toàn diện cho cây trồng, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.

- Cải thiện tính chất của đất, làm tăng độ phì nhiêu và vi sinh vật có lợi trong đất, giảm sự xói mòn và thoái hóa của đất.

- An toàn cho sức khỏe con người và hệ sinh thái, không gây ô nhiễm ô nhiễm đến nguồn nước, đất và chuỗi thực phẩm.

Quy trình ủ rơm rạ, lá cây với trichoderma làm phân bón hữu cơ

Để mang lại thành phẩm phân bón hữu cơ tốt nhất, sau đây SenAgri sẽ tiết lộ cho bạn quy trình ủ rơm rạ, lá cây với trichoderma vô cùng đơn giản hiệu quả, cụ thể như sau:

Bước 1: Xử lý nguyên liệu rơm rạ, lá cây và chế phẩm trichoderma

Bạn cần dàn đều rơm rạ, lá cây ra ngoài mặt phẳng và tưới thêm nước để đảm bảo độ ẩm (với lá cây khô cần tưới nhiều nước liên tục 2-3 lần trong ngày)

Bạn lấy một lượng nước sạch hòa cùng chế phẩm Trichoderma rồi khuấy cho tan hết trong nước. Sau đó để chai nhựa hoặc bình thuỷ tinh trong điều kiện ánh sáng và thoáng khí để vi sinh vật trong chế phẩm sinh sôi nảy nở. Quá trình này thường kéo dài khoảng 24-48 giờ.   

Bước 2: Xếp các nguyên liệu ủ

Bạn lấy bao nilon hoặc thùng xốp sau đó xếp từng lớp rơm rạ hoặc lá cây vào đáy bao nilon hoặc thùng xốp với độ dày khoảng 10-15 cm. Bạn tưới dung dịch chế phẩm trichoderma đã pha loãng ở bước 1 lên từng lớp rơm rạ hoặc lá cây cho ẩm (không quá ướt). Bạn để lại một ít dung dịch để có thể tưới vào miệng bao nilon hoặc thùng xốp.

Bước 3: Kiểm tra lần 1 và đậy kín nguyên liệu ủ

Bạn buộc kín miệng bao nilon hoặc đậy kín nắp thùng xốp sao cho không khí không thể lọt vào trong. Bạn để nguyên liệu ủ trong điều kiện thoáng mát và không tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp. 

Bạn tiến hành kiểm tra khi ủ được 10 ngày , nếu bên trong đống ủ không có các mầm cỏ thì các vi sinh vật ức chế đã hoạt động. Bạn tiếp tục thêm nước để bổ sung độ ẩm cho đống ủ

Bước 4: Kiểm tra lần 2 và trộn đều đống ủ

Bạn tiếp tục kiểm tra khi được 20 ngày, đo lại độ ẩm và tiến hành trộn đều đống ủ từ ngoài vào trong. Sau đó bạn tiếp tục buộc kín miệng bao nilon  hoặc đậy kín nắp thùng xốp. Quá trình ủ thường kéo dài khoảng 30-40 ngày tùy theo điều kiện thời tiết và loại nguyên liệu.

Bước 5: Thu hoạch kết quả

Thành phẩm thu được khi phân có độ mềm, ẩm, tơi xốp. Xuất hiện màu nâu đen, và các mảng nấm màu trắng. Kèm theo mùi chua đặc trưng của phân ủ

Lưu ý khi ủ rơm rạ, lá cây

Để đạt hiệu quả khi ủ rơm rạ, lá cây bạn cần lưu ý những vấn đề sau: 

- Cần băm và chặt nhỏ rơm rạ giúp tăng quá trình tiếp xúc với vi sinh vật và rút ngắn thời gian ủ.

- Tiến hành kiểm tra đống ủ liên tục để đảm bảo nhiệt độ tốt nhất cho vi sinh vật hoạt động.

- Chiều cao đống ủ không được vượt quá 1.2 mét để quá trình ủ hoai diễn ra tốt nhất.

- Không sử dụng vôi sống cho quá trình ủ vì vôi sống hủy hoại các sinh vật có lợi, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của quá trình ủ.

Xem thêm: Tác dụng tuyệt vời của trấu nghiền, bột trấu

Như vậy, qua bài viết trên SenAgri đã hướng dẫn cách ủ rơm rạ, lá cây với trichoderma làm phân bón hữu cơ vô cùng đơn giản đến bạn đọc. Hy vọng với những kiến thức đã cung cấp bạn có thể thực hiện theo quy trình và đem lại thành quả tốt nhất nhé!

Trân trọng.

============================================================================================

XEM THÊM - BẢNG GIÁ PHÂN BÒ KHÔ??  - BẢNG GIÁ PHẦN QUẾ - PHÂN GIUN QUẾ.

Trang chủ | Bảng Giá | Phân bò khô | Phân Trùn quế | Phân Gà Vi Sinh | Tro Nông Nghiệp | Vỏ Trấu | Mùn Dừa  | ShaVietNam.vn | Kegiaviet.com | Enterlaw.vn | SonghongAgri.com | SenAgri.vn

Phân bò | Phân trùn quế | Mụn dừa | Trấu hun | Vỏ trấu